Công nghệ RFID là gì?

RFID là gì?

Bạn đã từng nghe về công nghệ RFID — Đó là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến). Nhưng có lẽ bạn còn đang băn khoăn không biết liệu công nghệ mới này có tính năng ra sao và ứng dụng như thế nào?


Thời gian gần đây, một số tổ chức, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu và khuyến cáo các công ty ở mọi quy mô khác nhau nên ứng dụng các giải pháp nhận dạng không dây, trong đó RFID là một trong số các công nghệ mới. 


Các chuyên gia cho rằng những hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động không dây như RFID hoàn toàn có thể giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian kiểm đếm, quản lý từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh rõ nét. 
     
Vậy chính xác công nghệ RFID là gì? 

RFID là gì?

- Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID. 

- Hệ thống RFID gồm những thành phần cơ bản sau:

       1/ Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder): là một thẻ gắn chíp + Anten.
            02 loại: RFID passive tag và active tag:
                 o Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận nằng lượng từ thiết bị đọc. Khoảng cách đọc ngắn.
                 o Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn.
        2/ Reader hoặc sensor (cái cảm biến): để đọc thông tin từ các thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động.
       3/ Antenna: Là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.
        4/ Server: nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển...


- Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm. 

- “Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết. 

- Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động. 

- Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát. 

- Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì. 

- Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào. 

- Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, lợi nhuận sẽ cao hơn. 
 

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID?

- Khi phải lựa chọn một hệ thống RFID, yêu cầu đầu tiên là chọn dải tần hoạt động của hệ thống.

- Tần số thấp - Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp.

- Dải tần cao - High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc trung bình. Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.

- Dải tần cao hơn - High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao. Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này.

- Dải siêu cao tần - UHF frequency 860-960 MHz: Dải đọc rộng Tốc độ đọc cao. Phần lớn dùng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần sử dụng dải này.

- Dải vi sóng - Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.

Nguồn : https://sites.google.com/site/uhfrfidvietnam/project-definition/rfid-la-gi

Công nghệ RFID là gì?


Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    3
  • Hôm nay:
    1355
  • Tuần này:
    7478
  • Tuần trước:
    17669
  • Tháng trước:
    23997
  • Tất cả:
    2670981
Video Clip

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TĂNG MINH PHÁT

Địa chỉ: Số 1, Đường số 27, phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.

Hoàng Xuân Tiến (Mr)

Hotline: 03888 30881

Email: sale06@tmpvietnam.com

© 2018 Tang Minh Phat , all rights reserved